Home » » Top 10 lý do vì sao bạn nên chọn ngành Công nghệ thông tin

Top 10 lý do vì sao bạn nên chọn ngành Công nghệ thông tin

Written By admin on Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018 | tháng 4 06, 2018

Công nghệ thông tin có mặt ở khắp mọi nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù ở quốc gia nghèo hay các nước phát triển, thì CNTT vẫn là ngành được đầu tư và chú trọng phát triển.


Quá hấp dẫn cho một ngành học của tương lai phải không nào? Nếu các bạn còn băn khoăn, hãy cùng AUM Việt Nam đến với Top 10 lý do vì sao bạn nên theo học ngành Công nghệ thông tin ngay sau đây:

>> Top 5 nghề phù hợp cho bạn gái
>> Cập nhật tin tuyển sinh công nghệ thông tin mới nhất

1. Cơ hội việc làm lớn

Công nghệ thông tin luôn phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực là rất lớn. Hầu như các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp đều cần đến người làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.Bên cạnh đó, phạm vi của Công nghệ thông tin rất rộng lớn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng.

2. Luôn được tiếp cận với những tri thức mới


Có thể nói không một ngành nghề nào lại liên tục biến đổi và phát triển như Công nghệ thông tin. Bạn có thể thấy những kiến thức, những công nghệ của vài năm trước đây đã hoàn toàn lỗi thời so với hiện tại.

Làm việc trong ngành này, bạn sẽ luôn được nắm bắt những tri thức mới nhất, công nghệ hiện đại nhất của nhân loại. Nếu bạn là người say mê khám phá và ưa sự mới mẻ, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán.

3. Đầy năng động và sáng tạo

Phần lớn các nhân viên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đều còn rất trẻ, đầy tài năng, hoài bão và khát vọng. Làm việc trong một cộng đồng như thế, bạn có thể phát huy hết những tiềm năng và năng lực vốn có của bản thân. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp bạn thể hiện tối đa óc sáng tạo.

4. Nhiều thách thức và cơ hội để khẳng định mình


Công nghệ thông tin là một trong những nghề có tính cạnh tranh gay gắt và tính đào thải khốc liệt. Bởi đây là lĩnh vực phát triển với tốc độ nhanh nhất và quy tụ nhiều nhất những trí tuệ siêu việt trên thế giới.

Tuy nhiên, nếu bạn là người tài năng và có hoài bão, bạn có thể vượt qua tất cả. Hầu hết những nhân vật nổi tiếng trong ngành Công nghệ thông tin đều khởi đầu từ hai bàn tay trắng, nhưng ngày nay họ được cả thế giới ngưỡng mộ.

5. Nhiều cơ hội thành đạt

Các bạn đã nghe nhiều câu chuyện lập nghiệp của các danh nhân ngành Công nghệ thông tin? Những câu chuyện ấy đã trở thành những huyền thoại mới về trí tuệ, sức sáng tạo vô biên và cả sự quả cảm của con người.

6. Một ngành “Hot”


Công nghệ thông tin được biết tới như một ngành non trẻ nhưng sức nóng của ngành này trong thị trường lao động ngày càng khát:

Trích dẫn ICT Summit

“Có lẽ chưa năm nào vấn đề nguồn lực CNTT lại làm nóng ICT Summit như vậy. Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

 Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp CNTT, nhưng chỉ riêng FPT đã có nhu cầu tuyển cạn kiệt nguồn cung. Để đáp ứng quy mô phát triển 30.000 người vào năm 2020, FPT Software đã phải sang Philippines, Myanmar… để tuyển nhân lực. Điều này thật phi lý.”

Dẫn lời  “Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam Trương Gia Bình”.!

Cơ hội việc làm của CNTT cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :

– Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;

– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;

– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;

– Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

– Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo

– bên cạnh cách ngành liên quan tới CNTT hiện nay 2 công việc được xem hot là tester và Seo đang sôi động và thu hút một lượng nhân lực của ngành công nghệ thông tin hiện nay

7. Khả năng ứng dụng cao

Đối với một người có thiên hướng tư duy trừu tượng rất cao, có sự hiếu kỳ thuần khiết hướng về tự nhiên, thì có lẽ Toán học sẽ phù hợp hơn. Thế nhưng, lợi thế của CNTT là tính ứng dụng của thành quả lao động.

Trong “Lời xin lỗi của một nhà Toán học”, Hardy chia sẻ, những gì là đẹp đẽ, là tinh tuý nhất của Toán học thì không hề, hoặc có rất ít tính ứng dụng. Tôi không coi đây như một nhược điểm của bộ môn này, nó đơn giản chỉ là đặc thù. Trong CNTT, khả năng tận mắt trông thấy sản phẩm mà mình làm ra gây tác động tích cực lên đời sống của rất nhiều người là một động lực đáng kể.

8. Lương khá cao khi ra trường

Lương ngay khi vừa tốt ngiệp đã từ 6-8 tr/tháng,nếu có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm mức lương từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng,nếu có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm thì mức lương đã có thể lên đến 25-35triệu đồng /tháng hoặc cao hơn tùy theo chức vụ hoặc công việc đảm nhiệm.

9. Có thể kiểm tiền từ nghề khi đang còn đi học

Bạn có thể bắt tay kiếm tiền bằng nghề của mình ngay từ khi còn đang đi học.

10. Bạn có thể học tập được mọi lúc,`mọi nơi chỉ cần bạn có ham muốn học.

Điều duy nhất là ” Yêu thích và đam mê ” sẽ vượt qua tất cả.

Nhiều người coi công việc chỉ là một công cụ để đạt được những mục tiêu khác trong cuộc sống. Quan điểm này đánh giá quá thấp tầm quan trọng của công việc. Nên nhớ rằng bạn bỏ ra phần lớn thời gian trong ngày với nó – sẽ tốt hơn nếu bạn chọn một công việc mà mình thực sự yêu thích.

Việc lựa chọn chuyên môn không hề đơn giản. Nó giống như lựa chọn người yêu vậy. Bạn phải sử dụng cả lí trí lẫn trái tim. Nếu không có cảm xúc thì không thể yêu, có cảm xúc mà không phù hợp thì không thể lâu dài. Và cũng giống như tình yêu, tìm được nó đã khó rồi, giữ được nó lại càng khó hơn. Chúc các bạn tìm được ngành học yêu thích, thực sự đam mê và thành công.

Đăng ký tư vấn tuyển sinh online và lựa chọn ngành nghề phù hợp tại đây
SHARE

0 nhận xét :

Đăng nhận xét