Home » » 6 vai trò quan trọng nhất của giảng viên hệ đại học trực tuyến

6 vai trò quan trọng nhất của giảng viên hệ đại học trực tuyến

Written By admin on Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020 | tháng 5 24, 2020

Môi trường học trực tuyến hoàn toàn khác biệt so với cách học truyền thống trước đây. Ở đó, không có giới hạn về không gian và thời gian trong mỗi tiết học, vì vậy vai trò của người giảng viên đối với sinh viên cũng có nhiều sự thay đổi. Dưới đây là 6 vai trò của giảng viên đại học trực tuyến đối với sinh viên

Vai trò nội dung giảng dạy



Tất nhiên, một bài giảng hay đều phải xuất phát từ nội dung chất lượng. Giảng viên phải là người kiến thức chuyên môn sâu rộng và vốn hiểu biết cao để đảm bảo nội dung khóa học luôn được cập nhật, chính xác và tiêu biểu nhất, phù hợp với thời đại.

Vai trò về nội dung chuyên môn của giảng viên thực chất không hề có sự khác biệt đối với giảng viên hệ chính quy. Bởi vì 2 hệ đào tạo này chỉ khác nhau về phương pháp học tập mà thôi, còn về nội dung chương trình không có sự khác biệt, giảng viên cần phải đảm bảo kiến thức chuyên môn là tương đương giữa 2 chương trình

Vai trò sư phạm

Để có thể giúp người học nắm được chương trình một cách hiệu quả, giảng viên phải là người có năng lực sư phạm, có khả năng dẫn dắt và định hình kiến thức cho sinh viên, giúp sinh viên đạt được những mục tiêu của khóa học một cách hiệu quả.

Nếu xét riêng về việc học đại học trực tuyến, vai trò sư phạm của giảng viên có thể xem là khá "mờ nhạt" vì chương trình chủ yếu là sinh viên tự học, giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho sinh viên mà thôi. Vì vậy, vai trò sư phạm của giảng viên chỉ được thể hiện thông qua các bài giáo trình, đề cương môn học và cách thức tương tác với sinh viên



Vai trò tạo dựng mối quan hệ với sinh viên

Như đã chia sẻ ở trên, giảng viên cần có sự tương tác online để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho sinh viên, vì khả năng tương tác mạnh mẽ vốn dĩ là một lợi thế của hệ đại học từ xa. Tuy nhiên, sự chủ động của sinh viên lại là chìa khóa để khai mở khả năng tương tác của chương trình, vì nếu bạn không đặt câu hỏi, nhà trường đâu thể biết bạn đang gặp vấn đề ở đâu, hay có câu hỏi nào cần giải đáp.

Xây dựng mối quan hệ với sinh viên sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của giảng viên về môn học mà mình phụ trách, thúc đẩy sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức.

Vai trò bảo mật thông tin sinh viên

Khi tham gia học trực tuyến, sinh viên cần phải cung cấp các thông tin cá nhân như: họ tên, sđt, ngày tháng năm sinh, quê quán,... Vì vậy, vấn đề bảo mật thông tin cho sinh viên là điều tối quan trọng, nếu vi phạm nguyên tắc bảo mật này, có thể làm mất lòng tin ở sinh viên, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. Trong chương trình học, các thông tin bao gồm: Điểm số, học phí, trao đổi cá nhân giữa sinh viên - sinh viên hay sinh viên - nhà trường cũng cần được bảo mật, và chỉ được công bố nếu có sự đồng ý của sinh viên và vì mục đích chính đáng.

Vai trò đánh giá

Đánh giá kết quả học tập giúp xác định năng lực và khả năng tiếp cận kiến thức của sinh viên, đồng thời cũng đánh giá về ưu - nhược điểm của phương pháp học trực tuyến. Qua đó, có phương pháp ứng xử phù hợp với từng sinh viên như tuyên dương khen thưởng, hay đánh trượt sinh viên. Mỗi người giảng viên phải có sự công tâm và khách quan đối với mọi sinh viên
SHARE

0 nhận xét :

Đăng nhận xét