Để tạo một môi trường đại học đạt chuẩn và chuyên nghiệp, giảng viên đóng vai trò không nhỏ, bởi giảng viên chính là người truyền thụ cho sinh viên không chỉ là kiến thức mà còn là các kỹ năng mềm, cách ứng xử phù hợp.
Dưới đây là 6 vai trò của giảng viên đại học vô cùng quan trọng, xây dựng nên một môi trường đại học lý tưởng cho sinh viên.
Vai trò về nội dung giảng dạy
Giảng viên đại học phải duy trì vốn hiểu biết về nội dung giảng dạy ở tầm mức cao và bảo đảm nội dung khoá học luôn được cập nhật, chính xác, tiêu biểu, và phù hợp với vị trí của khoá học xét trong toàn bộ chương trình học của sinh viên.
Để đạt được năng lực về nội dung giảng dạy, giảng viên phải chủ động cập nhật các lĩnh vực nội dung liên quan đến những khoá học mà mình giảng dạy; nắm được nội dung của các khoá học mà sinh viên phải học trước khi theo học khoá này cũng như các khoá học sử dụng khoá học hiện tại như là yêu cầu tiên quyết; và phải cung cấp một lượng phù hợp những kiến thức tiêu biểu về các chủ đề và quan điểm quan trọng.
Những điểm giảng viên cần tránh:
- Dạy môn học mà mình không đủ nền tảng kiến thức
- Diễn giải sai và truyền đạt cho sinh viên về tư tưởng chủ quan của bản thân
- Chỉ dạy những chủ đề mà mình thích
Vai trò sư phạm
Giảng viên có năng lực sư phạm là người nắm được các phương pháp hay chiến lược giảng dạy khác nhau khi truyền đạt những mục tiêu của khoá học cho sinh viên, và lựa chọn những phương pháp giảng dạy giúp sinh viên đạt được những mục tiêu của khoá học một cách hiệu quả.
Để duy trì năng lực sư phạm, giảng viên phải tích cực cập nhật các chiến lược giảng dạy nhằm giúp sinh viên học các kiến thức và kỹ năng phù hợp và tạo ra các cơ hội giáo dục bình đẳng cho các nhóm sinh viên khác nhau. Điều này đòi hỏi giảng viên phải đọc nhiều tài liệu giáo dục tổng quan hay chuyên ngành, tham dự hội thảo, hội nghị, và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy khác nhau trong một khoá học nhất định hay với một nhóm sinh viên nhất định.
Giảng viên có năng lực sư phạm là người nắm được các phương pháp hay chiến lược giảng dạy khác nhau khi truyền đạt những mục tiêu của khoá học cho sinh viên, và lựa chọn những phương pháp giảng dạy giúp sinh viên đạt được những mục tiêu của khoá học một cách hiệu quả.
Để duy trì năng lực sư phạm, giảng viên phải tích cực cập nhật các chiến lược giảng dạy nhằm giúp sinh viên học các kiến thức và kỹ năng phù hợp và tạo ra các cơ hội giáo dục bình đẳng cho các nhóm sinh viên khác nhau. Điều này đòi hỏi giảng viên phải đọc nhiều tài liệu giáo dục tổng quan hay chuyên ngành, tham dự hội thảo, hội nghị, và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy khác nhau trong một khoá học nhất định hay với một nhóm sinh viên nhất định.
Những điểm giảng viên cần tránh:
- Sử dụng phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá không phù hợp với mục tiêu của khóa học
- Không tạo đủ cơ hội cho sinh viên được thực hành hoặc phát triển kỹ năng trong khóa học
Vai trò phát triển kỹ năng mềm của sinh viên
Theo nguyên tắc này, trách nhiệm của giảng viên là tạo nên một giảng dạy làm sao để thúc đẩy việc học và khuyến khích khả năng tự quyết và tư duy độc lập ở sinh viên, phát triển các kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, tránh các hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh viên
Theo nguyên tắc này, trách nhiệm của giảng viên là tạo nên một giảng dạy làm sao để thúc đẩy việc học và khuyến khích khả năng tự quyết và tư duy độc lập ở sinh viên, phát triển các kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, tránh các hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh viên
Kỹ năng mềm có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau, do dó trong khuôn khổ một môn học không thể nào giảng viên có thể truyền đạt tất cả cho sinh viên mà còn phụ thuộc nhiều vào thái độ học tập và cách mỗi sinh viên tự liên hệ với bản thân. Tuy nhiên, nhìn về một khía cạnh nào đó, những giờ học có sự thu hút bao giờ cũng được sinh viên hào hứng đón nhận, việc học tập trở nên dễ dàng và cởi mở hơn.
Vai trò tạo mối quan hệ với sinh viên
Khác với môi trường THCS, sự tương tác giữa sinh viên - giảng viên bị hạn chế đi rất nhiều do hầu như sinh viên chỉ gặp giảng viên trong 1 kỳ học và 1 môn học mà thôi. Do đó, việc tạo mối quan hệ với sinh viên là điều cực kỳ quan trọng mỗi khi thầy cô đứng lớp. Mối quan hệ này giúp nâng cao trách nhiệm của giảng viên về môn học mà mình phụ trách, thúc đẩy sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức.
Vai trò bảo mật thông tin sinh viên
Tất cả những thông tin về sinh viên bao gồm: thông tin cá nhân, điểm số, phiếu điểm danh, trao đổi cá nhân phải được bảo mật và chỉ được công bố nếu có sự đồng ý của sinh viên hoặc vì mục đích học tập chính đáng. Vi phạm nguyên tắc bảo mật này có thể làm mất lòng tin ở học viên, giảm động lực học tập và ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của nhà trường.
Vai trò đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên giúp xác định lực học và khả năng tiếp nhận kiến thức của sinh viên, đồng thời cũng là đánh giá về ưu - nhược điểm của phương pháp giảng dạy của sinh viên. Qua đó, có cách ứng xử phù hợp với học viên như khen thưởng, học bổng hay đánh trượt sinh viên. Giảng viên cần có đánh giá công tâm và khách quan đối với mọi sinh viên.
Xem thêm:
liên thông đại học và những điều bạn cần biết
0 nhận xét :
Đăng nhận xét